Theo một báo cáo mới đây của Mintel, quy mô ngành mỹ phẩm tại Việt Nam chiếm 2,3 tỷ USD nhưng doanh nghiệp trong nước chỉ chiếm 10% thị phần năm 2022. Con số này còn quá ít ỏi so với tiềm năng và thế mạnh nổi trội của nguồn nguyên liệu trong nước.
Các thương hiệu nước ngoài với độ phủ sóng cao, tiềm lực mạnh lâu đời phát triển ở các hệ thống bán lẻ đã có sẵn. Vậy đâu sẽ là cơ hội cho các thương hiệu mỹ phẩm Việt?
Sự phát triển của kinh tế thúc đẩy các nhu cầu về chăm sóc cá nhân và làm đẹp ngày một lớn. Cùng với đó, người tiêu dùng đang ngày càng nhiều sẵn sàng chi tiêu nhiều hơn cho sản phẩm chăm sóc cá nhân.
Nghiên cứu của Q&Me chỉ ra 59% phụ nữ Việt Nam duy trì việc chăm sóc da mỗi ngày. Đồng thời, họ sẵn sàng chi từ 100k – 300k dành cho mỹ phẩm chăm sóc da mỗi tháng.
Chưa tính nhu cầu chăm sóc bên ngoài của nam giới cũng đang ngày càng tăng trưởng do làm sóng phát triển của các trang mạng xã hội mang các thông tin, xu hướng được giới trẻ cập nhật nhanh chóng.
Các thương hiệu nước ngoài chiếm 90% thị phầm trong nước
Báo cáo trên cũng cho thấy gần 60% phụ nữ Việt trang điểm mỗi ngày. Chăm sóc da và trang điểm đang là hai nhu cầu phổ biến nhất của chị em.
Ngoài ra, người Việt có xu hướng quan tâm mỹ phẩm của Hàn Quốc nhiều nhất (chiếm 82,1%). Bên cạnh đó, báo cáo của Hiệp hội Mỹ phẩm TP HCM cũng cho biết các thương hiệu Hàn Quốc chiếm thị phần lớn nhất trong thị trường mỹ phẩm Việt Nam với 30%.
Đáng ngạc nhiên hơn là các thương hiệu trong nước chỉ chiếm 10% thị phần của toàn ngành. Con số này còn quá khiêm tốn so với tiềm năng nội lực của các doanh nghiệp trong nước.
Phát triển thương hiệu không phải là bài toán dễ giải trong ngắn hạn, đòi hỏi các doanh nghiệp cần có sự đầu tư nghiêm túc và đủ sâu trước khi bước vào thị trường vừa nhiều tiềm năng nhưng cũng đầy thách thức.
Tư duy ngắn hạn và tập trung vào lợi nhuận, cạnh tranh về giá đang khiến các thương hiệu mỹ phẩm Việt không những không ngang hàng được với các thương hiệu nước ngoài được mà còn tự “đấu đá” lẫn nhau.
Nhiều sai lầm cơ bản những các start-up mỹ phẩm Việt vẫn mắc phải
Trên thế giới, các thương hiệu mỹ phẩm phát triển từ 50 năm hoặc thậm chí hàng trăm năm là điều không hiếm. Nhưng tuổi thọ của các thương hiệu Việt thường rất ngắn do chiến lược phát triển sản phẩm và cạnh tranh không lành mạnh.
Các sản phẩm làm thủ công, kem trộn, chất lượng kém vẫn được truyền tay đến người tiêu dùng bằng nhiều cách khác nhau. Mỗi năm có hàng trăm số công bố mỹ phẩm bị thu hồi do không đáp ứng được điều kiện lưu hành.
Một sai lầm mà nhiều doanh nghiệp mắc phải, đó là bài toán copy (sao chép) sản phẩm. Nhận thấy các sản phẩm của các thương hiệu khác bán chạy, ngay lập tức một số doanh nghiệp sẽ làm theo tương tự để rồi hàng hóa chỉ tồn kho mà không có đầu ra.
Để phát triển bền vững, các thương hiệu cần có những nét độc đáo, khác biệt hóa riêng thay vì khoác lại tấm áo của các đối thủ khác.
Xu hướng dùng các sản phẩm chăm sóc sắc đẹp bằng các chiết xuất từ tự nhiên đang được người tiêu dùng ưu tiên hàng đầu.
Theo đánh giá của Bộ Y tế, Việt Nam là quốc gia phong phú về nguồn dược liệu của khu vực và thế giới. Thống kê của Viện Dược liệu cho thấy, cả nước đã ghi nhận 5.117 loài thực vật và nấm, 408 loài động vật và 75 loại khoáng vật có công dụng có thể chiết xuất làm dược liệu, nguyên liệu trong sản xuất mỹ phẩm.
Với tiềm năng cực lớn như vậy nhưng các thương hiệu đang chưa thực sự tập trung tận dụng nguồn nguyên liệu trong nước để phát triển làm thế mạnh của mình.
Chưa nhiều thương hiệu mỹ phẩm Việt biết tận dụng thế mạnh trong nước
Với các tập đoàn mỹ phẩm đa quốc gia, tiềm lực lớn và phát triển lâu đời họ đã có đầy đủ từ nhà máy sản xuất, các bộ phận nghiên cứu phát triển đủ kinh nghiệm để có thể vận hành 1 bộ máy quy mô.
Để cạnh tranh được với các “đối thủ ngoại” các doanh nghiệp Việt với các thế mạnh khác nhau nên bắt tay để có thể phát huy cộng hưởng sức mạnh. Muốn đi xa các thương hiệu, doanh nghiệp Việt cần phải đi cùng nhau thay vì tự lực cánh sinh như hiện tại.
Người tiêu dùng Việt giờ đây cũng đã có tư duy cởi mở và nhân văn hơn trong việc mua sắm, đặc biệt là các sản phẩm chăm sóc sắc đẹp, cá nhân.
Trào lưu người Việt ủng hộ hàng Việt đang được lan tỏa, để chiếm giữ được niềm tin của khách hàng, các thương hiệu trong nước giờ đây cũng chú trọng hơn về chất lượng sản phẩm.
Đây cũng là cửa sáng hơn cho các doanh nghiệp Việt kinh doanh bền vững nắm giữ lợi thế so với các thương hiệu nước ngoài.
Việc nắm bắt các mô hình kinh doanh và phát triển thị trường đang là thế mạnh của nhiều công ty bán lẻ Việt, đó cũng là nền tảng để các đơn vị tạo lập các thương hiệu mỹ phẩm riêng để mở rộng chuỗi sản phẩm.
Tuy nhiên, để có những sản phẩm chất lượng hoặc hướng đến quy mô xây dựng nhà máy tạo quy trình khép kín cho ra các sản phẩm đủ tiêu chí đáp ứng được nhu cầu thị trường thì giải pháp bắt tay với các nhà máy sản xuất nên được các thương hiệu ưu tiên hàng đầu.
Khi đó, các thương hiệu bán lẻ sẽ tập trung vào phát triển thị trường, phần đảm bảo chất lượng và nghiên cứu chuyên sâu sự khác biệt, tận dụng nguồn nguyên liệu thế mạnh trong nước sẽ được các nhà máy sản xuất đảm bảo.
Hương Mộc Nature tiên phong đồng hành cùng thương hiệu mỹ phẩm Việt
Nhà máy gia công mỹ phẩm Hương Mộc Nature đang là đơn vị tiên phong đồng hành cùng các thương hiệu mỹ phẩm Việt, đặc biệt là các thương hiệu mới.
Bắt tay hợp tác, khách hàng sẽ được tư vấn chuyên sâu cho các dòng sản phẩm chiến lược, tận dụng tối đa sức mạnh nguyên liệu cũng như lợi điểm bán hàng độc nhất (Unique Selling Point) đủ độc đáo cạnh tranh với các thương hiệu khác trên thị trường.
Ở một góc nhìn chiến lược, Hương Mộc Nature sẽ là đối tác đồng hành cùng các đối tác trong khâu sản xuất, hỗ trợ tốt nhất cho khách hàng tập trung phát triển thương hiệu.
Nhìn chung, thị trường mỹ phẩm Việt vẫn đang cực kỳ tiềm năng và thu hút nhiều thương hiệu mới bước vào, nhưng để có thể đứng vững và phát triển bền vững các doanh nghiệp cần có lời giải hợp lý cho bài toán đầu vào sản phẩm trước khi nghĩ dài hơi hơn đến các chiến lược phát triển kinh doanh.
Hy vọng, trong tương lai sẽ có nhiều doanh nghiệp mỹ phẩm thương hiệu Việt tạo được tiếng vang lớn ở thị trường trong nước cũng như nước ngoài.